Triết học phương Tây Triết_học

Truyền thống triết học phương Tây bắt đầu từ những người Hy Lạp và tiếp tục cho đến ngày nay. Các nhà triết học phương Tây chính yếu gồm có Socrates, Plato, Aristotle, Epicurus, Sextus Empiricus, Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm xứ Canterbury, William xứ Ockham, John Duns Scotus, Thomas Aquinas, Michel de Montaigne, Francis Bacon, René Descartes, Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz, George Berkeley, John Locke, David Hume, Thomas Reid, Jean-Jacques Rousseau, Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Arthur Schopenhauer, Søren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche, Karl Marx, Gottlob Frege, Henri Bergson, Edmund Husserl, Bertrand Russell, Ludwig Wittgenstein, Martin Heidegger, Jean-Paul SartreWillard van Orman Quine.

Các nhà triết học phương Tây đương thời có ảnh hưởng lớn khác gồm có Donald Davidson (đã qua đời), Daniel Dennett, Jerry Fodor, Jurgen Habermas, Saul Kripke, Thomas Kuhn, Thomas Nagel, Richard Rorty, Hilary Putnam, John Rawls (đã qua đời), John SearleSubhash Kak.

Triết học phương Tây đôi khi được phân chia thành nhiều nhánh khác nhau, dựa theo các loại câu hỏi được quan tâm. Các thể loại thường thấy nhất là: siêu hình học, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Một số phân nhánh khác gồm logic, triết học tinh thần, triết học ngôn ngữ, triết học chính trị.

Triết học Hy Lạp - La Mã

Socrates

Có thể phân chia triết học Hy Lạp cổ đại thành thời kỳ tiền Socrates, thời kỳ Socratesthời kỳ hậu Aristotle. Thời kỳ tiền Socrates có đặc trưng là các suy đoán siêu hình học, thường dưới hình thức của các mệnh đề tổng quát có ý nghĩa bao hàm lớn, chẳng hạn "Tất cả đều là lửa", hay "Tất cả đều biến đổi". Các triết gia tiền Socrates quan trọng gồm có Thales, Anaximander, Anaximenes, Democritus, ParmenidesHeraclitus. Thời kỳ Socrates được đặt tên để vinh danh nhân vật nổi bật nhất của triết học phương Tây, Socrates, người đã cùng với Plato, học trò của mình, cách mạng hóa triết học qua việc sử dụng phương pháp Socrates, nhờ đó đã phát triển những phương pháp rất tổng quát cho việc định nghĩa, phân tíchtổng hợp. Tuy bản thân Socrates không viết gì, nhưng ảnh hưởng của ông đã được truyền bá qua các tác phẩm của Plato. Các tác phẩm của Plato thường được xem là các tài liệu cơ bản của triết học, vì chúng đã định nghĩa các vấn đề nền tảng của triết học cho các thế hệ sau. Các vấn đề này và các vấn đề khác đã được Aristotle tiếp thụ, ông là người đã học tại Hàn lâm viện (trường của Plato), ông thường bất đồng quan điểm với những gì Plato đã viết. Thời kỳ hậu Aristotle đã mở đầu bởi những triết gia như Euclid, Epicurus, Chrysippus, triết gia Yếm thế Hipparchia, PyrrhoSextus Empiricus.

Triết học thời Trung cổ

St. Thomas Aquinas

Thời kỳ trung cổ của triết học bắt đầu từ sự sụp đổ của văn minh La Mã và bình minh của Ki-tô giáo, Hồi giáoDo Thái giáo. Thời kỳ trung cổ mang đến triết học kinh viện Ki-tô giáo, với các tác giả như Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm, Robert Grosseteste, Albertus Magnus, Roger Bacon, Thánh Bonaventure, Thomas Aquinas, John Duns Scotus, William xứ Ockham, Nicholas xứ CusaFrancisco Suárez. Một nữ triết gia Ki-tô giáo của thời kỳ này là một học trò của Pierre Abélard với tên Héloïse. Các triết gia trong truyền thống kinh viện Ki-tô giáo và các triết gia trong các tôn giáo Abraham chính khác (chẳng hạn các triết gia Do Thái Saadia GaonMaimonides, và các triết gia Hồi giáo Avicenna, Al-GhazaliAverroes) đã có biết đến các công trình của nhau. Các truyền thống tôn giáo này quan tâm đến các câu hỏi về quan hệ giữa con người và Chúa trời. Triết học của thời kỳ này có đặc điểm là sự phân tích về bản chất và các tính chất của Chúa trời; ngành siêu hình học quan tâm đến chất, tính cốt yếu và tình cờ (nghĩa là, các phẩm chất có tính "cốt yếu" với các chất sở hữu chúng hay các chất này chỉ "tình cờ" có các phẩm chất đó), hình thức và khả năng phân chia; ngoài ra còn có lôgictriết học ngôn ngữ.

Nhiều người trong số các triết gia này đã lấy xuất phát điểm của mình là các lý thuyết của Plato hay Aristotle. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạn Tertullian, lại phủ nhận triết học Hy Lạp vì cho rằng nó không đội trời chung với mặc khải và đức tin.

Triết học phương Tây hiện đại

René Descartes

Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Pierre GassendiCông chúa Elizabeth xứ Bohemia đã làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân (mind-body problem)[16].

Triết học thời Trung cổ đã quan tâm chủ yếu tới các luận cứ từ giai cấp thống trị, và việc phân tích các kinh sách cổ bằng lôgic của Aristotle. Thời Phục hưng đã thấy một dòng chảy các quan niệm mới, các quan niệm này đòi hỏi xem xét lại quyền lực. Roger Bacon (1214–1294?) là một trong các tác giả đầu tiên kêu gọi việc đưa các quyền lực hiện tại ra xem xét bằng thực nghiệm và lý tính. Niccolò Machiavelli (1469–1527) đã thách thức các quan niệm truyền thống về đạo đức. Francis Bacon (1561–1626) đã viết các nội dung ủng hộ các phương pháp khoa học trong phát kiến triết học.

Triết học phân tích và triết học lục địa

Trong giai đoạn hiện đại của triết học, bắt đầu vào cuối thế kỉ 19 và kéo dài đến những năm 1950, đã được đánh dấu bởi hố sâu ngăn cách giữa truyền thống "Lục địa" và truyền thống phân tích có liên quan đến nhiều nước nói tiếng Anh.

Triết học phân tích

Những thứ nằm bên dưới truyền thống phân tích, đặc biệt là giai đoạn ban đầu của truyền thống này, là quan điểm (nguyên là được bảo vệ bởi Ockham) rằng các lỗi lầm trong triết học là phát sinh từ những hiểu lầm trong ngôn ngữ. Theo một số triết gia phân tích, ý nghĩa thật sự của các câu bình thường được "ẩn bởi dạng ngữ pháp của chúng", và chúng ta phải dịch các câu đó sang dạng thật sự của chúng (hiểu như là dạng logic của chúng) để làm rõ nghĩa. Điều khó khăn là, tới bây giờ vẫn chưa giải quyết được, là định ra dạng logic đúng đắn của một câu là như thế nào. Một số triết gia (bắt đầu với Frege và Bertrand Russell) đã lý luận rằng first-order logic cho chúng ta thấy dạng logic thật sự của các câu nói bình thường. Các triết gia phân tích khác, như Wittgenstein quá cố, đã từ chối ý tưởng của dạng logic; và vấn đề dạng logic này chiếm phần lớn trong giai đoạn đầu của triết học phân tích. Những tranh luận về dạng logic không còn là vấn đề trung tâm của triết học phân tích như là nó đã từng, và triết học phân tích bây giờ có xu hướng nghiên cứu về đủ loại vấn đề trong triết học với tất cả các phương pháp triết học hiện có. Ngày này các vấn đề quan trọng của triết lý phân tích nằm trong phong cách viết và lý luận (nghĩa là mục đích của nó là rõ ràng và chắc chắn) hơn là các vấn đề về chủ đề hay tưởng. Việc nhấn mạnh trên sự phân tích ngôn ngữ một cách cẩn thận để làm lộ ra những lồi lầm về triết lý vẫn còn; nhưng "phân tích" trong cái tên "triết học phân tích" bây giờ chỉ như là chỉ đến việc phân tích các ý tưởng, các lý luận, các hình thức xã hội, và các giả sử.

Triết học lục địa

Triết học lục địa được xem là gần hơn với phong trào hiện tượng học mở đầu bởi Edmund Husserl và nhiều nhiều phản ứng khác nhau để cải tiến lại các tác phẩm của Husserl. Hiện tượng học chủ yếu là một phương pháp nghiên cứu. Như là được cảm nhận bởi Husserl, nghiên cứu hiện tượng là nghiên cứu nội dung của kinh nghiệm nhận thức trong khi cô lập tất cả các giả sử chúng ta thường đư ra liên quan đến sự tồn tại của các chủ thể đó trong thế giới. Ông tin rằng chúng ta có thể đi đến một kiến thức nào đó bằng cách suy diễn ra các đặc điểm cần thiết của kinh nghiệm nhận thức. Có lẽ đặc điểm quan trọng nhất suy ra bởi Husserl được gọi sự có chủ tâm (intentionality), chỉ đến đặc tính của nhận thức khi luôn được hướng về đối tượng nào đó. Phương pháp hiện tượng học là một cách quan trọng khác mà theo đó triết học phân tích thường theo đuổi. Thay vì lấy vào thông tin về ngôn ngữ như là điểm bắt đầu và phân tích ngôn ngữ như là phương pháp chính của triết học, hiện tượng học lấy trải nghiệm nhận thức làm điểm bắt đầu và phân tích chi tiết của những trải nghiệm đó - đó là, "phân tích hiện tượng" - như là phương pháp của nó. Một vài nhân vật quan trọng trong truyền thống triết học phân tích như là Wilfrid Sellars và Hector-Neri Castaneda đã lý luận rằng phân tích ngôn ngữ thật ra là một dạng nghiên cứu hiện tượng bởi vì nó sử dụng trải nghiệm của chúng ta như là những người dùng ngôn ngữ để trả lời các câu hỏi triết học. Thực vậy, họ đã lý luận rằng triết học phân tích chỉ là một dạng của hiện tượng học, và hiệu quả là triết học phân tích có thể bỏ qua truyền thống bắt đầu với hiện tượng học chỉ làm tổn hại chính nó mà thôi.

Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây

Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị

Thomas Hobbes

Từ thời cổ đại, và xa xưa hơn nữa, nguồn gốc của tính hợp pháp của các thế lực chính trị là không thể nào tránh khỏi mối liên hệ chặt chẽ với bản chất con người. Trong The Republic (Cộng hòa) Plato đã tuyên bố rằng xã hội lý tưởng phải được điều hành bởi một hội đồng của các vị vua-hiền triết, bởi vì những nhà hiền triết thường là có khả năng nhận thức được điều tốt đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng yêu cầu các nhà hiền triết phải gia nhập và tự khẳng định mình trong xã hội nhiều năm trước khi bắt đầu công việc trị vì vào tuổi năm mươi. Đối với Aristotle, con người là động vật chính trị (nghĩa là động vật xã hội), và nhà nước được thiết lập để theo đuổi điều tốt cho cộng đồng. Aristotle lý luận rằng, bởi vì nhà nước (polis) là dạng cao nhất của cộng đồng, nó có mục đích theo đuổi điều tốt đẹp nhất. Aristotle xem rằng quyền lực chính trị như là kết quả của các bất bình đẳng tự nhiên trong tài năng và đạo đức. Bởi vì những sự khác biệt này, ông ta ủng hộ một giai cấp quý tộc với những người có khả năng và có đạo đức. Đối với Aristotle, một người không thể nào là hoàn hảo nếu như anh ta không thể sống trong một cộng đồng. Hai tác phẩm của ông Đạo đức Nicomachean và Chính trị, tác phẩm đầu nói với các phẩm chất đạo đức (hay là "sự xuất sắc") của một người như là một công dân; tác phẩm thứ hai nói về một dạng nhà nước thích hợp để bảo đảm cho các công dân đều có phẩm chất tốt, và do đó là hoàn thiện. Cả hai cuốn sách đều nói về vai trò quan trọng của sự công bằng trong đời sống dân sự.

Jeremy Bentham

Nicholas xứ Cusa đã thổi lại tư tưởng của Plato trong những năm đầu thế kỉ 15. Ông đã ủng hộ dân chủ trong châu Âu thời Trung cổ, cả trong những cuốn sách ông viết lẫn tổ chức Hội đồng Florence của ông. Không giống như Aristotle và truyền thống Hobbes thường đi theo, Cusa xem tất cả con người là bằng nhau và linh thiêng (nghĩa là, được tạo ra theo mẫu của Chúa), do vậy dân chủ là thể chế công bằng duy nhất của nhà nước. Quan điểm của Cusa được một số người cho là đã làm bùng nổ thời đại Phục hưng Ý, đưa ra khái niệm "quốc gia-nhà nước".

Sau này, Niccolò Machiavelli đã phủ nhận quan điểm của Aristotle và Thomas Aquinas là không thực tế. Chính quyền cai trị lý tưởng không phải là hiện thân của các giá trị đạo đức; mà chính quyền nên làm những gì cần và đủ, hơn là làm những gì đáng được ca ngợi về đạo đức. Thomas Hobbes cũng thách thức nhiều điểm trong quan điểm của Aristotle. Đối với Hobbes, bản chất của con người nhìn chung là chống-xã hội: con người thường mang tính cá nhân vị kỉ, và chủ nghĩa cá nhân này làm cuộc sống khó khăn trong trạng thái xã hội tự nhiên. Hơn nữa, Hobbes lý luận rằng, mặc dù con người có thể có những bất bình đẳng tự nhiên, nhưng những điều này là không đáng kể, bởi vì không có một tài năng hay đức hạnh đặc biệt nào làm họ có thể an toàn khỏi bị hại bởi người khác. Vì những lý do này, Hobbes kết luận rằng một nhà nước xuất phát từ sự đồng thuận chung để đưa toàn bộ cộng đồng ra khỏi trạng thái tự nhiên. Điều này chỉ có thể làm được bằng cách thiết lập một chính quyền, nó được trao quyền cai quản toàn bộ cộng đồng, và có khả năng làm cho người khác phải kính sợ.

Nhiều người trong thời đại Khai sáng đã không thỏa mãn với những học thuyết đang có trong triết học chính trị, các học thuyết làm giảm đi hay không chú trọng đến khả năng của một nước dân chủ. Jean-Jacques Rousseau là một trong những người cố gắng lật đổ những học thuyết này: ông đáp lại Hobbes bằng tuyên bố rằng con người về bản chất tự nhiên là một dạng "noble savage", và rằng xã hội và những thỏa thuận xã hội đã làm hỏng đi bản chất tự nhiên đó. Một người chỉ trích khác là John Locke. Trong Second Treatise on Government ông đồng ý với Hobbes rằng quốc gia-nhà nước là một công cụ hiệu quả để đưa con người ra khỏi trạng thái đáng ghét đó, nhưng ông lý luận rằng nhà nước có thể trở thành một định chế ghê tởm nếu so sánh với bản chất tự nhiên tốt đẹp của con người.[17].

Chủ nghĩa nhân quả, đạo nghĩa luận, và đức hạnh học